CSVNO – Đó là chỉ đạo của TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận tại buổi họp bàn về việc xây dựng phòng truyền thống VRG tại trụ sở 177 Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM.

Theo trình bày của tiến sĩ Đinh Văn Hạnh – Phó phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN tại TP.HCM, phòng truyền thống sẽ bao gồm các tiểu mục: khánh tiết; các danh hiệu cao quý của VRG và ngành cao su VN; thông tin về quá trình phát triển của ngành cao su VN; hình ảnh tư liệu truyền thống qua các thời kỳ; các hiện vật lịch sử; sa bàn tích hợp…
Tại buổi họp, Ban lãnh đạo VRG và CĐ Cao su VN đã có nhiều ý kiến góp ý, bổ sung, đề nghị… nhằm hoàn chỉnh đề cương, nội dung trước khi triển khai thực hiện. Trong đó, các ý kiến đều thống nhất phòng truyền thống phải có sự bao quát về lịch sử và truyền thống hình thành, phát triển của ngành cao su qua các thời kỳ. Việc trưng bày các tư liệu, tài liệu, hiện vật phải đảm bảo cô
đọng, súc tích, có điểm nhấn, nêu bật được những sự kiện và thành tựu ở mỗi phân kỳ lịch sử.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, TGĐ Trần Ngọc Thuận cho rằng việc thiết lập phòng truyền thống là hết sức cần thiết. Đây cũng là bước khởi đầu để VRG xem xét, triển khai xây dựng nhà truyền thống, hoặc cao hơn nữa là bảo tàng ngành cao su VN trong tương lai. TGĐ yêu cầu phòng truyền thống phải hoàn thành và khánh thành trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

N.P
Related posts:
Ngành cao su bền vững muôn năm!
Cao su Lộc Ninh: 10 năm học và làm theo Bác bằng hành động thiết thực
Đi tìm "cái chữ" cho bà con
Công ty 732: Hỗ trợ trồng 610 cây cao su, tạo sinh kế cho trẻ em mồ côi
Đội tuyển Bóng đá nữ quốc gia: Hiện thực hóa giấc mơ World Cup
Khèn Mông xuống chợ
Phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân cao su những năm Tuất
Mùa săn sâu muồng ở cực Bắc Tây Nguyên
Cao su Dầu Tiếng nhất toàn đoàn Hội thao Khu vực V
Vườn cây cao su bảo tồn ở Cao su Phú Riềng