CSVN – Bao nhiêu năm qua người lao động trong ngành vẫn được trang bị phòng hộ lao động như quần áo, nón, giày ba ta, và người công nhân vẫn cần mẫn “một nắng hai sương” với công việc khai thác mủ.

Họ thầm lặng ngày tháng trên vườn cây, tần tảo khơi từng dòng nhựa trắng, làm giàu cho quê hương đất nước, nông trường, công ty và chính gia đình họ. Bao nhiêu năm ấy vẫn đôi giày ba ta miệt mài trên các lô cao su ngày mưa cũng như ngày nắng.
Tuy nhiên hiện tại đang vào mùa mưa bão, theo ý kiến của một số công nhân, giày phòng hộ được cấp là loại giày ba ta bằng vải, cổ ngắn, mưa là ướt, nước ngấm vào chân. Còn nếu mang ủng khi cạo đêm lỡ đạp trúng côn trùng hay sình lầy vũng nước cũng không sao, mưa cũng không lo ướt, mà “tuổi thọ” cũng rất cao. Còn giày ba ta nhiều khi lo cạo không nhìn thấy đạp trúng rắn, rết, bò cạp hoặc lũ kiến mỏ nhọn vẫn bị cắn như thường.
Thiết nghĩ các cấp chuyên môn trong ngành nên nghiên cứu đề xuất cấp ủng trong mùa mưa thì công nhân sẽ rất an toàn khi đi lô làm việc.

NGUYEN NHỊ
Related posts:
Chủ động phun phòng bệnh phấn trắng trên vườn cây Tây Nguyên
Hưởng "lộc trời" ở thủ phủ hồ tiêu
Phát triển cao su bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Anh Trần Quốc Bình tái đắc cử Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn
15 năm gặt hái nhiều thành công - Công ty TNHH phát triển cao su Đồng Nai – Kratie vững bước
Nhiều tham luận có giá trị tại Hội nghị nông nghiệp Cao su Sa Thầy
Máy cạo mủ: Kiểm soát được dăm cạo sẽ hiệu quả
Cao su Sơn La: 15 năm vững tin và tự hào
Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
"Gà mẹ đẻ gà con" - Hướng đi phù hợp cho chương trình phát triển cao su tại Tây Nguyên