CSVNO – Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thương mại hóa tín chỉ carbon đang mở ra cơ hội tăng trưởng xanh cho nhiều ngành, trong đó có ngành cao su – một lĩnh vực nông nghiệp đặc thù với tiềm năng hấp thụ và lưu trữ carbon đáng kể.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam hiện có hơn 910.000 ha rừng cao su, với phần lớn tập trung ở Đông Nam Bộ (58,3%), Tây Nguyên (24,5%) và Duyên hải miền Trung. Không chỉ là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế từ mủ và gỗ, cây cao su còn là một bể chứa carbon sinh học – yếu tố đang ngày càng được quan tâm trong chiến lược phát triển bền vững.
Lợi thế sinh học và kỹ thuật
Nghiên cứu của Rico Kongsager và cộng sự (2013) cho thấy, đồn điền cao su 44 tuổi có khả năng lưu trữ tới 214 tấn carbon/ha, vượt xa các loại cây công nghiệp khác như cam, ca cao hay cọ dầu. Trung bình mỗi năm, cao su có thể tích lũy 4,9 tấn carbon/ha/năm – mức cao nhất trong các cây trồng nghiên cứu.
Việc quản lý bền vững và áp dụng các kỹ thuật giảm phát thảitrong sản xuất cao su – từ giảm sử dụng hóa chất đến tối ưu hóa vận chuyển – không chỉ làm gia tăng tín chỉ carbon mà còn góp phần bảo vệ môi trường.


Thị trường tín chỉ carbon – cơ hội lớn cho cao su Việt Nam
Việt Nam có thể cung ứng ra thị trường khoảng 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Với mức giá hiện nay khoảng 5 USD/tín chỉ, chỉ riêng 300.000 ha rừng cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có thể trở thành nguồn thu đáng kể nếu được thương mại hóa hiệu quả.
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia như Thái Lan cũng đã bắt đầu hành động. Từ năm 2023, Chính phủ Thái Lan khuyến khích người trồng cao su tích cực nâng cao trữ lượng carbon và bán tín chỉ ngay trong giai đoạn 5 năm đầu trước khi khai thác mủ. Điều này mở ra hướng đi khả thi cho Việt Nam trong việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng cao su.

Tương lai xanh từ rừng cao su
Với vòng đời dài và đặc tính sinh học đặc biệt, rừng cao su có thể trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược giảm phát thải của Việt Nam. Việc thương mại hóa tín chỉ carbon từ cao su không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nâng cao hình ảnh ngành cao su trong vai trò bảo vệ môi trường.
Ngành cao su Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đồng hành cùng chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.
CSVN
Related posts:
VRG vinh danh lực lượng tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Khối Campuchia 2 thực hiện nhiều phong trào thi đua vượt khó hoàn thành kế hoạch
Các công ty sẽ thu mua trên 100.000 tấn cao su năm 2025
Đoàn Thanh niên VRG tổ chức chương trình "Hành trình đến với Thành phố Anh hùng"
"Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp sản xuất"
Tổ chức Cuộc thi viết "Đoàn trong trái tim tôi" và "Ý tưởng sáng tạo VRG"
Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị nông nghiệp Cao su Mang Yang
Lựa chọn những "người thợ cạo ưu tú nhất"
Phòng trị bệnh phấn trắng tốt là cơ sở để giữ vững và nâng cao năng suất vườn cây