CSVN – Đến nay, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát, giãn cách xã hội đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch vẫn phải chú trọng, không lơ là, chủ quan. Ghi nhận tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.

Công nhân đeo khẩu trang khi nhập mủ.
Ngày 16/4/2020 công ty đã chủ động bố trí CNLĐ tham gia cạo mủ trở lại, nhưng vẫn duy trì đảm bảo giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp chống dịch nhằm đảm bảo SXKD đồng thời bảo vệ sức khỏe cho NLĐ. Ban lãnh đạo các nông trường đã quán triệt đến tất cả CBCNV, NLĐ thực hiện giữ gìn vệ sinh chung ở khu vực làm việc, đeo khẩu trang khi làm việc.
Ông Nguyễn Thanh Minh – Giám đốc Nông trường Long Tân cho biết: “Nông trường đã phát khẩu trang và bắt buộc công nhân phải đeo khẩu trang trong giờ làm việc, không tụ tập, đứng cách nhau 1,5m trong giờ tập kết mủ. Thời gian trút mủ của công nhân khai thác được chia thành 2 khung giờ: 9h và 9h30. Đồng thời chia nhóm tại điểm tập kết giao nhận mủ, mỗi nhóm dưới 20 người. Các đội sản xuất không tổ chức họp đội, đội trưởng sẽ thông báo các kế hoạch sản xuất qua điện thoại, group zalo… Không tổ chức ăn giữa ca, nông trường phát tiền ăn giữa ca cho công nhân lao động. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19, tất cả công nhân đều phải kiểm tra thân nhiệt và thường xuyên rửa tay sát khuẩn để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại nơi làm việc”.
Tại Nông trường Trần Văn Lưu, công tác tuyên truyền phòng chống dịch luôn được chú trọng và kịp thời đến CNLĐ. Cán bộ và CNLĐ phải đeo khẩu trang 100% và đúng cách khi làm việc. Ban lãnh đạo tăng cường chỉ đạo, trao đổi công việc qua các phương tiện công nghệ. Tại các trạm giao nhận mủ, không tập trung đông người. Khi chờ giao mủ nước, các tổ bố trí cho công nhân luân phiên ở lại chỉ 1/3 số lượng trong tổ, và không đứng gần nhau để giao mủ và nhận thùng cho các công nhân đã bố trí về trước.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Công đoàn Nông trường Đoàn Văn Tiến, Nông trường khai thác từ đầu tháng 3. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ công nhân đã nghỉ cạo từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4. Trong thời gian nghỉ cạo, Nông trường vẫn bố trí lãnh đạo trực để giải quyết các công việc cần thiết, cũng như phân công trực bảo vệ, phòng chống cháy nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây. Công nhân nghỉ phòng chống dịch được Nông trường trả lương ngừng việc.
Nông trường cũng cũng phối hợp Công đoàn đi thăm hỏi, động viên và tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 16/4, công nhân đã đi cạo lại bình thường nhưng phải đảm bảo an toàn, phòng chống dịch. Nông trường thường xuyên phun xịt, sát khuẩn, bố trí nước rửa tay tại các điểm giao nhận mủ, cử cán bộ kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở việc đeo khẩu trang hàng ngày nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho NLĐ.
“Đơn vị vẫn quy định đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, vệ sinh nhà đội, các điểm giao nhận mủ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho NLĐ, giúp NLĐ yên tâm công tác, đảm bảo SXKD, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị”, bà Lê Thị Phương Bình – Giám đốc Nông trường Bến Súc cho biết.
ĐÀO PHONG
Related posts:
Các công ty khu vực Đông Nam bộ: "Anh cả" dẫn đầu trên mọi "mặt trận"
Gỗ Thuận An phấn đấu doanh thu đạt hơn 593 tỷ đồng
Trồng xen khoai lang thu nhập cao
Thí điểm lựa chọn doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Phú Riềng vượt khó, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng
Đảng ủy VRG thực hiện hiệu quả ký kết quy chế phối hợp với các tỉnh ủy
Cao su Bình Long: Hết tháng 8 khai thác đạt 53,77%
Cao su Kon Tum: 6/11 nông trường hoàn thành sản lượng sớm
“Cây cao su không phải là cây có hại với môi trường”
Năng suất lao động Cao su Phú Riềng đạt 7 tấn/công nhân/năm