CSVN – Chính phủ Malaysia đang phát triển mô hình hợp nhất và phân cụm tập trung để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong và ngoài nước trong lĩnh vực trồng, khai thác cao su. Bộ Trồng trọt và Hàng hóa cho biết mô hình này đang được thực hiện với sự tham gia của một số cơ quan khác, các công ty liên kết với chính phủ và các công ty tư nhân trong chuỗi cung ứng.
Theo mô hình này, quản lý trên diện tích cao su chưa mở miệng cạo và bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy chế biến, không thông qua người trung gian hoặc đại lý. Đơn vị này sẽ quản lý các hoạt động trồng trọt, bao gồm đảm bảo có đủ lao động để đạt được sản lượng theo kế hoạch.
Thông qua phương pháp này, Chính phủ hy vọng vấn đề thiếu lao động trong lĩnh vực trồng, khai thác cao su sẽ được giải quyết, giúp nâng cao hơn nữa sản lượng cao su của đất nước.
Về các biện pháp của Chính phủ nhằm ổn định giá cao su, Bộ cho biết Malaysia đang hợp tác với các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới trong khuôn khổ Hội đồng Cao su ba bên quốc tế và Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên để ổn định giá thông qua quản lý nguồn cung và tăng cường sử dụng cao su tự nhiên giữa các nước sản xuất.

Ngoài ra, việc áp dụng cơ chế giá sinh kế ở cấp độ quốc tế nhằm bảo vệ sinh kế của các hộ sản xuất nhỏ đang được lên kế hoạch, đặc biệt là để đảm bảo rằng các nước nhập khẩu phải trả giá dựa trên chi phí sản xuất và tính bền vững, phù hợp với các tiêu chuẩn do các nước tiêu dùng đặt ra.
QUỐC AN (theo theedgemalaysia.com)
Related posts:
Malaysia sản xuất sản phẩm "cao su xanh" để duy trì vị trí dẫn đầu
Giá cao su 25/6: Phiên sáng giảm nhẹ
Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Hà Lan tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam
Ngành dệt may nhiều điểm sáng
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng: Kẻ vui, người lo
Giá cao su hôm nay 17/5: Cao su Việt Nam được giá, nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh
Xuất khẩu cao su năm 2022 lập kỷ lục
"VRG luôn lắng nghe và chia sẻ với khách hàng"
Cơ khí Cao su chia cổ tức 6%