CSVNO – Trong khuôn khổ Dự án FORSEA, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Phát triển Quốc tế Pháp (CIRAD) đã tổ chức Hội thảo “Dự báo tương lai lao động ngành cao su tại Việt Nam” tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội thảo được chia làm 2 lần tổ chức: Hội thảo lần thứ I diễn ra từ ngày 26 – 28/3; Hội thảo lần thứ II diễn ra từ ngày 9 – 11/4.

Nội dung hội thảo tập trung vào chủ đề xây dựng các kịch bản tương lai, dự báo tình trạng lao động của ngành cao su tại Việt Nam. Đây là một vấn đề cấp thiết khi ngành cao su đang đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng gia tăng. Công tác điều phối hội thảo được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu viên trẻ thuộc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, với sự dẫn dắt của Tiến sĩ Raphaëlle Ducrot (CIRAD) – đồng điều phối viên các hoạt động Dự báo trong Dự án FORSEA và cố vấn chuyên môn của hội thảo.

Khách mời tham dự hội thảo là các cán bộ, nhân viên có chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến cao su gồm kỹ thuật, công đoàn, nhân sự, quản lý, nghiên cứu đến từ các đơn vị: Cao su Phú Riềng, Cao su Đồng Phú, Cao su Đồng Nai, Cao su Thuận Lợi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Dương, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Xã Long Tân và Viện Nghiên cứu Cao su VN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Trần Ánh Pha – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Điều phối viên Dự án FORSEA tại Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp “Đồng xây dựng kịch bản”. Phương pháp này đề cao sự tham gia chủ động của tất cả khách mời. Chính sự đa dạng trong quan điểm và góc nhìn sẽ mang lại những giải pháp toàn diện, góp phần vào kết quả chung của hội thảo.


Trong suốt 6 ngày diễn ra hội thảo, các bên tham gia đã hoàn thiện danh sách “các yếu tố thay đổi nội sinh” – tức những yếu tố nội sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cao su tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nhóm thảo luận đã xác định được những “động lực thúc đẩy” quan trọng nhất trong số các yếu tố này. Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã thảo luận và xây dựng các kịch bản cho các yếu tố ngoại sinh. Dữ liệu hội thảo sẽ được tiếp tục xử lý bởi các chuyên gia CIRAD để hoàn thiện kết quả thông qua việc kết hợp giữa kịch bản của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
NGỌC GIÀU
VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VN
Related posts:
Điện Biên: Sớm giải quyết vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất góp trồng cao su
Cao su Phước Hòa: Sôi nổi thi đua nước rút và phát huy sáng kiến hoàn thành nhiệm vụ
Sôi nổi Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su cấp công ty
Cao su Lai Châu II ra quân khai thác mủ cao su
Cao su Phước Hòa luyện tay nghề để nâng cao thu nhập người lao động
Cao su Dầu Tiếng góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới
Chi bộ Cao su Yên Bái: Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong doanh nghiệp
Cao su Sơn La tri ân người lao động
Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đón tiếp lãnh đạo tỉnh Oudomxay, Lào
Các công ty Đông Nam bộ đóng góp rất lớn cho Tập đoàn và địa phương