CSVN – Đây là vấn đề được đưa ra thảo luận tại kỳ họp lần thứ 2, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh – Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, diện tích cao su tiểu điền của huyện là 3.000 ha, trong đó có khoảng hơn 1.000 ha đã thu hoạch nhưng giá mủ cao su quá thấp khiến người trồng gặp nhiều khó khăn. Hiện bà con rất băn khoăn, không biết phá cao su để trồng cây khác hay giữ lại chờ giá mủ cao su được phục hồi. Người dân mong muốn được Nhà nước hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn này, giữ vững diện tích cây cao su đã trồng.
Tại các buổi thảo luận, một số đại biểu cho rằng, các ngành chức năng cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất dưới tán cây cao su nhằm giúp người trồng cao su tiểu điền bám trụ được. Việc trồng cây cao su phát triển đến nay không phải là chuyện của ngày một ngày hai, chặt phá cao su để trồng loại cây mới là một việc làm hết sức tiêu cực. Đã đến lúc các ngành chức năng của tỉnh cần phải có mô hình, giải pháp ứng phó hữu hiệu để giúp người trồng cây cao su tiểu điền vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
P.V

Related posts:
Cao su Quảng Nam: Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng địa phương
Đồng chí Vũ Thị Mỹ Lệ trúng cử Bí thư Đảng ủy TCT Cao su Đồng Nai
Lãnh đạo VRG thăm, tặng quà chúc mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Khối Thi đua số VII vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
Cao su Mang Yang tổ chức tổng kết công tác nông nghiệp năm 2021
VRG khánh thành nhà máy đầu tiên tại Campuchia
Hào hứng hội thi cấp nông trường
VRG sẽ tiết giảm 313 tỷ đồng suất đầu tư trong năm 2016
Kiên định thực hiện mục tiêu kép
Cao su Đồng Nai về trước kế hoạch sản lượng 6 ngày