CSVN XUÂN – Đây là chia sẻ của ông Hứa Ngọc Hiệp – Nguyên Phó TGĐ VRG khi vườn cây các đơn vị miền núi phía Bắc (MNPB) đã đưa vào khai thác, chế biến, gia tăng thu nhập cho người lao động, người dân địa phương.

Ông Hứa Ngọc Hiệp cho biết: “Năm 2018 diện tích đưa vào khai thác của các đơn vị MNPB ngày càng nhiều, kế hoạch VRG giao là 6.000 tấn. Dù còn nhiều khó khăn nhưng các công ty đã vượt khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra, một số công ty về trước kế hoạch sản lượng. Năm 2019, Cao su Hà Giang, Yên Bái sẽ đưa vườn cây vào khai thác. VRG đã dự kiến giao kế hoạch sản lượng ở khu vực MNPB là 10.000 tấn. Khi vườn cây đưa vào khai thác là minh chứng rõ nhất cho những hoài nghi về sự sinh trưởng, phát triển của cây cao su tại MNPB. Mặc dù giá bán còn thấp, nhưng bà con đã có thu nhập ổn định, cây cao su đã “sống” được với đồng bào địa phương. Về năng suất, thời gian đầu đạt 0,6 tấn/ha do mật độ cây ít hơn so với các đơn vị miền Đông, tuy nhiên chất lượng mủ rất tốt”.
Tháng 12/2018, VRG đã tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến Cao su Sơn La 28 – 10 tại Sơn La. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của chương trình phát triển cao su tại MNPB của VRG. “Đây là lời hứa của VRG đối với người dân và lãnh đạo địa phương, khi cây cao su có mủ sẽ tiến hành xây dựng nhà máy. Theo tình hình thực tế tại MNPB, VRG đã có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến theo cụm, bước đầu sản xuất mủ SVR 10 được khách hàng ưa chuộng. Hệ thống dây chuyền nhà máy hiện đại theo công nghệ tiên tiến, sản phẩm sản xuất được giới chuyên môn đánh giá cao. Với sự hỗ trợ của VRG, đã có nhiều khách hàng đến khảo sát và ký hợp đồng mua sản phẩm tại nhà máy”, ông Hiệp thông tin.
Ông Hứa Ngọc Hiệp chia sẻ thêm: “Đưa diện tích vườn cây vào khai thác trong giai đoạn giá mủ chưa phục hồi làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất chung của các đơn vị. Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng rằng chương trình phát triển cao su tại MNPB sẽ thành công, như mục tiêu ban đầu VRG đề ra, phát triển cao su tại đây là chung tay cùng đất nước chăm lo cho bà con, góp phần xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Rồi đây khi giá mủ phục hồi, thu nhập của NLĐ sẽ tăng lên, cuộc sống sẽ ổn định nhờ cao su”.

QUỲNH MAI
Related posts:
Gỗ Thuận An chia cổ tức 12%
Gỗ Đông Hòa long trọng tổ chức giỗ tổ nghề mộc
Xây dựng cơ chế thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới
Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su được phê duyệt 3 nghề trọng điểm quốc gia
Cao su Bình Long tổ chức đối thoại định kỳ năm 2022
Thêm danh hiệu và giá trị giải thưởng sẽ cao hơn
Lãnh đạo VRG làm việc với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào
VRG có 5 thanh niên được vinh danh Người thợ trẻ giỏi toàn quốc
Lợi nhuận Gỗ Thuận An năm 2018 vượt trên 20%
Phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường - trách nhiệm với xã hội