CSVN – VRG hiện đã chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, vào ngày 1/6/2018 và sắp tới cổ phiếu (CP) GVR sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán (hiện đang giao dịch trên sàn UpCom – sàn giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết).

Như vậy, ngoài các công ty cổ phần trực thuộc đã niêm yết CP trên sàn, VRG cùng 20 công ty cao su, 4 đơn vị hành chính sự nghiệp về bản chất đã trở thành công ty đại chúng với mã CP là GVR.
Xác định tầm quan trọng của việc tăng giảm giá CP cao su trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các đơn vị trong ngành và để bạn đọc nắm bắt thông tin về thị trường chứng khoán nói riêng và CP cao su nói chung, Tạp chí CSVN mở chuyên mục “Cổ phiếu cao su” trên tạp chí in và trang tin điện tử tapchicaosu.vn, đăng tải các bài viết thông tin về diễn biến giá CP cao su thời gian qua, những phân tích, đánh giá, nhận định về thị trường nói chung, CP cao su nói riêng trong thời gian tới. Mời bạn đọc đón theo dõi.
Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 (11-15/2), thị trường chứng khoán đã có 1 chuỗi tăng điểm liên tục kéo VNINDEX đóng cửa tuần chạm mốc 950 và đi kèm là thanh khoản cũng có sự gia tăng rất tích cực để vượt lên trên mức trung bình 20 tuần với hơn 4.300 tỷ đồng mỗi phiên trên cả hai sàn.

Nhóm CP chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường là ngân hàng, khi tăng 3,7% với VCB (+5%), CTG (+3,5%), BID (+4,9%), VPB (+6%), STB (+4,84%),
SHB (+6,9%)…Nhóm CP họ Vingroup cũng nổi bật với VIC (+13,4%), VHM (+1,5%), VRE (+6,7%)…
Nhóm CP dầu khí tăng 5,7% với PLX (+6%), BSR (+10%), PVD (+4,6%), PVS (+4,9%), PVB (+8,4%)…
CP nhóm cao su ghi nhận mức tăng điểm tích cực. PHR tăng tốt hơn 10%, TRC (+5,28%), DPR (5,85%), CSM (+2%), ngược lại SRC giảm hơn 4%, DRC giảm nhẹ 0,23%. Trong nhóm CP cao su thì ngoại trừ PHR được nhà đầu tư (NĐT) khá quan tâm, thì nhóm các CP nằm trong danh sách dự kiến thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng đang thu hút sự chú ý. Trong đó, DRC, CSM, SRC thuộc nhóm mà Vinachem sẽ nắm giữ dưới 50% vốn. Trước mắt, tỷ lệ sở hữu nhà nước sẽ được giảm về 36% và đến năm 2020 có thể giảm xuống dưới 36%.
Thị trường đã khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ bởi đà bứt phá mạnh mẽ và khối ngoại đóng góp không nhỏ cho diễn biến tích cực này. Khối ngoại đã mua vào 135,5 triệu CP, trị giá 5.684,5 tỷ đồng, trong khi bán ra 93,6 triệu CP, trị giá 3.746 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 41,8 triệu CP, tương ứng giá trị mua ròng lên đến 1.938,5 tỷ đồng.
Thực tế phiên cuối tuần, VN-Index chính thức có phiên điều chỉnh đầu tiên sau bốn ngày tăng mạnh liên tiếp. Thị trường hạ nhiệt sau chuỗi tăng dài ngày là điều đã dự báo từ trước. Nhóm CP vốn hóa lớn không giữ được động lực khiến chỉ số giảm nhẹ sau thời điểm mở cửa. VIC, VHM, VJC,….phủ sắc đỏ trong khi nhóm ngân hàng cũng không tạo đột biến. VN Index được hỗ trợ bởi nhóm dầu khí nên chỉ giảm 0,04% khi kết thúc thời gian giao dịch buổi sáng. PLX và GAS đều tăng khá với tỷ lệ 1,2%.
Nhà đầu tư được khuyến nghị vẫn phải lưu ý về những sự kiện quan trọng như: các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung, động thái của Fed trong việc nâng lãi suất và diễn biến của nền kinh tế.
THIÊN ÁI
Related posts:
Nhiều công nhân đăng ký đi làm từ mùng 4 Tết
Đảng bộ Cao su Bình Long hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2020 - 2025
Cần khai thác hiệu quả dự án phát triển cây cao su miền núi phía Bắc
Đồng ý thí điểm cho hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất để trồng cao su
Lãnh đạo VRG viếng Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Lai Châu
Nguyễn Thị Thủy đạt Bàn tay vàng NT Ia H’lốp, Cao su Chư Sê
VRG và Quân khu 7 ngày càng gắn kết bền chặt
Cần thực hiện tốt 10 định hướng phát triển
Thiếu công nhân tại Campuchia: Giải pháp nào tháo gỡ?
10 sự kiện - hoạt động nổi bật của VRG năm 2022