CSVN -Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bà con người dân tộc Giẻ Triêng trên biên giới Việt- Lào thuộc làng Bung Koong, xã Đăk PLô, xã Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có cách phòng, chống dịch Covid-19 có 1, không 2!

Già làng A Bra chỉ đạo thanh niên trai tráng trong buôn làng vào tận rừng sâu chặt cây “lá cấm” (loại cây người Giẻ Triêng gọi là cây lá cấm), số còn lại đi tìm chặt cây gỗ để tạc ra các bức tượng có hình thù kỳ dị, sau đó dùng cây lá cấm và hàng chục bức tượng đặt hai bên đường cửa ngõ đầu làng Bung Koon.


“Kể từ đây “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Dân làng làm vậy là cấm triệt để người lạ mặt vào làng, nếu phát hiện ai tự ý vào mà chưa được sự chấp thuận của già làng, thì làng sẽ tổ chức phạt theo lệ làng (người vi phạm phải nộp trâu bò, heo, gà, rượu ghè… tùy theo mức độ vi phạm và sự thành khẩn). Tục lệ này được người Giẻ Triêng quy định từ ngàn đời nay trên dải Trường Sơn thuộc biên giới Việt – Lào” – già làng A Bra cho biết.
Với cách phòng, chống dịch Covid-19 độc đáo này, hy vọng dịch bệnh sẽ không xâm nhập được vào đời sống cộng đồng của người dân tộc Giẻ Triêng trên miền biên ải xa xôi.

KIM SƠN
Related posts:
Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
Gửi một lời yêu với ngành cao su
Chất liệu từ cuộc sống tạo nên những bài viết hay
Mùa khô của Nông trường Ia Nhin ngày ấy
“Cồng chiêng cuối tuần” - nét đẹp văn hóa ở phố núi Pleiku
Hành trình về phía mặt trời
Phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về ngành cao su Việt Nam
Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Cố đô Huế
Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân: Khó hơn… lên trời!