CSVNO – Nhằm triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, Chứng chỉ rừng bền vững (VFCS/PEFC- FM) cho các công ty thuộc VRG tại khu vực miền núi phía Bắc, ngày 5/5, tại Sơn La, Ban chỉ đạo phát triển bền vừng VRG đã tổ chức “Hội nghị triển khai thực hiện Phương án quản lý vững bền vững, Chứng chỉ rừng bền vững và Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm năm 2022”.

Tham gia hội nghị có 55 học viên đến từ 9 công ty cao su miền núi phía Bắc gồm lãnh đạo các đơn vị và các phòng ban. Hội nghị đã triển khai một số nội dung: Định hướng và kết quả thực hiện chương trình Phát triển bền vững của VRG giai đoạn 2019 -2024. Thực hiện quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm là một trong những hoạt động trọng tâm của chương trình phát triển bền vững của VRG.
Tham gia Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới. Các đại biểu được nghe về lịch sử và phát triển của PEFC (Chương trình chứng thực chứng nhận rừng). Các hoạt động của PEFC như hình thành một hệ thống quốc tế về quản lý rừng bền vững, cung cấp các giải pháp quản lý rừng theo các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế bao gồm các yếu tố và điều kiện vùng – quốc gia, đảm bảo hoạt động quản lý rừng đạt chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất…
Kết quả xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay các địa phương trong vùng có tổng số 138 chủ rừng là tổ chức, quản lý 1.465.855 ha rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững. ĐÃ có 53 chủ rừng hoàn thành xây dựng, phê duyệt phương án chiếm 38,4%, còn lại 85 chủ rừng đang xây dựng phương án chiếm 61,6%. Đã có 133.546,32 ha rừng trồng sản xuất của các chủ rừng được cấp chứng chỉ FSC hoặc VFCS/PEFC, chiếm 40,4 % diện tích rừng trồng sản xuất toàn quốc đã được cấp chứng chỉ.

Hội nghị nhằm cung cấp mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chứng chỉ rừng như cải thiện hệ thống quản lý trong các công ty thành viên. Tăng hiệu quả sản xuất, giảm ảnh tác động đến môi trường và ngày càng cải thiện xã hội. Tạo dựng niềm tin của thị trường về cao su bền vững và truy xuất được nguồn gốc hợp pháp. Đồng thời nâng cao thương hiệu VRG, tạo động lực và liên kết trong chuỗi cung ứng ngành cao su bền vững.
DUYÊN ĐỖ
Related posts:
Cao su Chư Păh: Khởi công xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng
Cao su Đồng Nai đã chủ động đổi mới, tái cơ cấu
Chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất linh hoạt trong tình hình hiện nay
Ông Huỳnh Kim Nhựt tái đắc cử Bí thư Chi bộ Công đoàn Cao su Việt Nam
Diện tích khai thác Cao su Mang Yang đến 2020 đạt 21.186 ha
Xã Gào dẫn đầu sản lượng
Cao su Kon Tum: Phấn đấu sản lượng, doanh thu tăng 2-3% mỗi năm
Đảng bộ VRG lãnh đạo thực hiện xuất sắc nhiệm vụ
Phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia sản xuất và thu hoạch mủ cao su
Ông Lê Huy Phu tái đắc cử Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Cao su Mang Yang