CSVNO – Ngày 23/9, tại Đại hội lần 2 của Nền tảng toàn cầu về cao su thiên nhiên bền vững (GPSNR), các thành viên đã thống nhất thông qua Khung chính sách về sản xuất và tìm mua nguồn cung cao su thiên nhiên bền vững.

Những thành viên đầu tiên cam kết thực hiện Khung chính sách này là 12 doanh nghiệp sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới, sử dụng khoảng 50% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu: Apollo Tyres (Ấn Độ), Bridgestone (Nhật Bản), Continental Tires (Đức), Goodyear Tire & Rubber (Hoa Kỳ), Hankook Tire & Technology (Hàn Quốc), Kumho Tires (Hàn Quốc), Michelin (Pháp), Nokian Tyres (Phần Lan), Pirelli (Ý), Sumitomo Rubber Industries (Nhật Bản), Toyo Tire Group (Nhật Bản) và Yokohama Rubber (Nhật Bản).
Các doanh nghiệp đã cam kết áp dụng Khung chính sách này để đưa vào chính sách cao su thiên nhiên của doanh nghiệp tùy điều kiện đặc thù, đặc biệt trong yêu cầu tìm nguồn cung nguyên liệu bền vững. Các thành viên khác sẽ phải tiếp tục áp dụng Khung chính sách này, do đó, sẽ có tác động lớn đến ngành cao su thiên nhiên qua các cam kết của thành viên GPSNR.

Khung chính sách cao su thiên nhiên của GPSNR có 8 thành phần chính: Cam kết tuân thủ pháp luật (địa phương, quốc gia và quốc tế); Hệ sinh thái hoạt động lành mạnh; Tôn trọng quyền con người; Sinh kế của cộng đồng; Tăng hiệu quả sản xuất. Đánh giá chuỗi cung ứng; Truy xuất nguồn gốc, giám sát và báo cáo; Thúc đẩy thực hiện hiệu quả tất cả các thành phần này.
GPSNR kỳ vọng chính sách này có vai trò là nền tảng cho sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng bền vững, không chỉ cho doanh nghiệp hay đồn điền cao su mà còn cho toàn ngành cao su. GPSNR đang xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn để giúp các thành viên chuyển cam kết thành hành động thực tiễn.


GPSNR là tổ chức quốc tế được thành lập nhằm định hướng cho sự bền vững của ngành cao su thiên nhiên. Các thành viên gồm nhiều bên liên quan khác nhau trong chuỗi giá trị cao su thiên nhiên, nhưng có điểm chung là dựa trên sự công bằng, bình đẳng và bền vững về môi trường. Hiện nay, GPSNR có 59 thành viên chính thức và 25 thành viên liên kết, bao gồm cả một số hộ tiểu điền tiêu biểu của 7 quốc gia.
Tổ chức này đã quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn và các tổ chức dân sự quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn. Ngoài 12 thành viên trên, còn có các hãng xe (BMW, Ford, Volkswagen), nhà cung cấp cao su (Halcyon, Thai Eastern, SIPH, Socfin, Weber&Schaer…), tổ chức phi chính phủ (Birdlife, FSC, Mighty Earth, PbN/NEPCon, PEFC, WWF…), tổ chức nghiên cứu và hiệp hội ngành hàng (CIFOR, CIRAD, JATMA…).
HOA TRẦN
Related posts:
Nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái
Cần thiết lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên đất cao su
Phần mềm hỗ trợ quy trình phát triển và sản xuất các hợp chất cao su
Các khu công nghiệp VRG: Góp phần quan trọng tăng doanh thu. lợi nhuận
“Trong tương lai Tập đoàn chỉ tồn tại nhãn hiệu cao su thiên nhiên thương hiệu VRG”
Tháo gỡ khó khăn trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su tại khu vực miền núi phía Bắc
Các công ty sản xuất công nghiệp: Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế
Thủy điện Geruco Sông Côn hoàn thành xuất sắc kế hoạch
Khối Khu Công nghiệp đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của VRG
Ngành gỗ nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19