CSVN – Do đặc điểm thời tiết đầu năm 2019 một số khu vực đã có mưa đầu mùa, tiếp theo sau là những ngày nắng nóng, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh Corynespora xuất hiện sớm và phát triển mạnh.

Trước tình hình trên, VRG đề nghị các công ty cao su thành viên thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt là những ngày nắng nóng sau mưa, để phát hiện sớm và kịp thời phòng trị bệnh nhằm giảm bớt thiệt hại và hạn chế bệnh lây lan. Cần lưu ý các vườn cây trồng các giống mẫn cảm với bệnh như RRIV 3, RRIV 4. … và các vườn cây có tiền sử bệnh các năm trước.
Yêu cầu kỹ thuật phòng trị bệnh được áp dụng theo điều 36 “Quy trình Kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017”. Cụ thể như sau: Sử dụng công thức thuốc sau: hemconazole (Hexin SSC, Anvil SSC, Saizole SSC, Vivil 580) 0,2%; Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 0,2%, phun ướt toàn bộ lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá.
Đối với vườn kinh doanh, thực hiện phun thuốc trị khi phát hiện bệnh còn ở mức nhẹ (cấp 1 – 2) và có 3 – 5% lá non rụng do nhiễm bệnh. Sử dụng máy phun cao áp phun ướt toàn bộ tán lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá và phun tới ngọn. Phun vào buổi sáng sớm và ngưng khi trời bắt dầu nắng gắt (10 -10h30), phun 2 – 3 lần với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần.

Lãnh đạo VRG đề nghị các công ty chủ động thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh và phun trị kịp thời theo hướng dẫn.
NGUYỄN ANH NGHĨA
Related posts:
Xây dựng kế hoạch và quy trình bón phân phù hợp
Sáng kiến máy cán mủ mini
Ban hành 4 Tiêu chuẩn chế biến cao su
Các đơn vị Tây Nguyên: Khó cơ giới hóa đại trà do địa hình đồi dốc
Cần giải pháp khả thi nâng cao năng suất, sản lượng vườn cây Cao su Chư Păh
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất vườn cây
Cao su Mang Yang đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Chẩn đoán dịch hại cây cao su trên thiết bị di động
Đến năm 2020 khu vực miền núi phía Bắc đạt 32.000 ha cao su
Giống cây trồng phải được bảo hộ