CSVN – Đầu năm 2017 đã xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa. Thời tiết mưa ẩm liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm hồng phát sinh.

Vườn cây tại một số công ty đã bắt đầu xuất hiện bệnh sớm hơn mọi năm. Ban Quản lý Kỹ thuật VRG đã có công văn số 1556/CSVN-QLKT ngày 02/6/2017 đề nghị các công ty tiến hành điều tra phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời, trong đó lưu ý các vườn cây cao su từ 3-12 năm tuổi và đặc biệt vườn ở giai đoạn 4-8 tuổi.

Để trị bệnh, dùng một trong các loại thuốc sau: validamycin (Vivadamy 5SL, Validacin 5L, Vanicide 5SL…) nồng độ 1,0-1,5%; hexaconazole (Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizol 5SC, Anvil 5SC…) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0% để tăng hiệu quả trị bệnh.
Sử dụng bình phun đeo vai có vòi nối dài phun phủ kín vết bệnh và phần vỏ 20 cm trên và dưới vết bệnh, với chu kỳ 10 – 14 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh. Sau khi phun, phải kiểm tra, đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi.

Nguyễn Anh Nghĩa
(Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
Related posts:
Gắn phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường
Cây không phụ lòng người
Dự án PlasCO2: Biến khí nhà kính thành nguyên liệu thô
Đến năm 2020 khu vực miền núi phía Bắc đạt 32.000 ha cao su
Bang Kerala (Ấn Độ) kêu gọi sử dụng cao su trong xây dựng đường dù chi phí cao
Sản xuất SVR 10, 20 theo công nghệ mới nhằm giảm suất đầu tư
Tập huấn sản xuất tái canh cao su chu kỳ II tại Campuchia
Trồng thử nghiệm hơn 100 ha cao su tại Tây Trà (Quảng Ngãi)
"Ngành nông nghiệp thắng lớn"
Thâm canh rừng gỗ lớn bằng giống keo mới