CSVN Xuân – Trước tình trạng công nhân nghỉ việc nhiều trong năm 2015, giải pháp tối ưu được VRG và các đơn vị đưa ra để đảm bảo SXKD là chuyển chế độ cạo từ D2, D3 sang cạo D4.

Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang, đơn vị có số lao động nghỉ việc nhiều nhất trên địa bàn Tây Nguyên đã tiến hành cạo D4 ngày từ đầu vụ khai thác của năm 2015. Trước áp lực giảm suất đầu tư, hạ giá thành, ông Phan Sỹ Bình – TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông cho hay: “Khả năng năm tới công ty chúng tôi sẽ phải giảm hàng trăm công nhân (CN) để thay đổi chế độ cạo, những đối tượng nào có năng suất lao động thấp, đủ chế độ để nghỉ hưu thì tiến hành vận động để họ tự nghỉ”.
Còn tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, ông Lê Khả Liễm – TGĐ công ty cho biết: “Trước tình hình khó khăn như hiện nay, chúng tôi đã tiến hành rà soát thật kỹ từ khâu quản lý đến người CN, sắp xếp lại bộ máy và kiểm kê tài sản vườn cây một cách chính xác, từng bước quản lý bằng công nghệ thông tin để mục đích cuối cùng là nâng cao năng suất lao động. Quan điểm của công ty là không giảm lương người CN, vì thế cạo D4 là giải pháp tốt nhất cho công ty đối với mô hình CN”.
Tuy nhiên việc chuyển chế độ cạo từ D2, D3 sang D4 cũng gặp phải những khó khăn tại một số đơn vị có sử dụng lao động là dân tộc thiểu số, như tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Theo ông Lê Đức Tánh – TGĐ công ty thì lao động trên địa bàn công ty không thiếu, nên chuyển chế độ cạo sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động trên địa bàn cao su công ty đứng chân.

Văn Vĩnh
Related posts:
Cảnh báo bệnh Corynespora thời điểm giao mùa
Lợi ích kép từ trồng xen khoai lang
Cao su Đồng Phú 10 năm liên tục là thành viên Câu lạc bộ 2 tấn
Trồng keo gỗ lớn: 'Cái khó bó cái khôn'!
Xác định từng tiểu vùng để chọn giống thích hợp
Cảnh báo bệnh hại mặt cạo cao su mùa mưa
Ngành cao su Việt Nam thích ứng với EUDR
Cao su Chư Prông thực hiện tốt "3 chủ động" trong tái canh cao su
Chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cao su tiểu điền
Khảo nghiệm tuyển chọn giống mới