CSVN – Ủy ban Khoa học công nghệ, môi trường của Quốc hội (KHCN-MT) vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào Dự án Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) nhằm chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 8, dự kiến thông qua vào cuối năm 2016.

Theo ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), Dự án Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) lần này có 9 chương 43 điều. Trong đó, điểm mới của Pháp lệnh lần này là làm rõ hơn tính pháp lý về thời gian khảo nghiệm, công nhận giống cũng như các vấn đề đặt ra trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng.
Hầu hết đại biểu đều cho rằng, chỉ còn 2 năm nữa là đất nước bước vào một sân chơi hội nhập sâu rộng hơn, do đó công tác quản lý giống cây trồng đòi hỏi tính pháp lý phải cao và chặt chẽ hơn khi hội nhập quốc tế. Do vậy, phải đưa ngay vào Pháp lệnh nội dung bảo hộ giống cây trồng.
T.S

Related posts:
Quy chế Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV - năm 2024
Cao su Krông Buk-Ratanakiri mở học cạo đầu tiên cho 24 công nhân Campuchia
Các nhà khoa học tạo ra loại cao su bền hơn có thể cắt giảm ô nhiễm vi nhựa
Phòng trị bệnh trên cao su: Bệnh rụng lá mùa mưa
Quy trình kỹ thuật 2020: Tài liệu khoa học kỹ thuật của ngành cao su Việt Nam
Góp ý xây dựng cơ cấu giống cao su
Yêu cầu thực tế quản lý rừng cao su bền vững
Tìm giải pháp cạo tận thu hiệu quả
Tính bền vững thúc đẩy các liên minh mới trong ngành cao su
Sổ tay Hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững