CSVNO – Có nhiều ý kiến của 12 công ty khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung đã tham gia góp ý tại “Hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng cơ cấu bộ giống cao su 2016 – 2020” vừa được Ban Quản lý Kỹ thuật (QLKT) VRG phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tổ chức sáng 13/8, tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu Cao su VN).

Tại hội thảo, Đại diện Ban QLKT và Viện Nghiên cứu Cao su VN đã trình bày báo cáo về hiện trạng và cơ cấu giống tại Tây Nguyên – Duyên hải miền Trung. Các báo cáo cũng chỉ ra những mặt thuận lợi cũng như hạn chế của cơ cấu giống hiện nay tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, đồng thời cũng đưa ra những khuyến cáo cho các đơn vị khi tiến hành tái canh cao su trong thời gian tới.
Các ý kiến đều nhất trí với những báo cáo hiện trạng chi tiết của từng tiểu vùng trên một số diện tích cao su của các đơn vị Tây Nguyên, Nam Trung bộ.
Hầu hết các ý kiến đều tập trung vào việc cần thiết phải thay đổi cơ cấu bộ giống, nhưng không thể thay đổi hiện trạng, điều kiện tự nhiên của từng vùng mà cần chấp nhận hiện trạng và tìm giải pháp để cải thiện thông qua những giải pháp kỹ thuật.


Tây Nguyên với đặc thù rõ rệt 2 mùa mưa nắng, vì thế cao su ở vùng này có những đặc thù riêng với 2 bệnh “nan y” chưa thể giải quyết được. Do đó rất cần thay đổi cơ cấu bộ giống để có những loại giống tốt, kháng bệnh và phù hợp với tình hình diễn biến của thời tiết.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình của mỗi công ty nên để phần chủ động cho đơn vị xây dựng từng tiểu vùng, lựa chọn giống cho tiểu vùng khi tiến hành tái canh. Kết luận hội thảo, Phó TGĐ VRG Nguyễn Văn Tân cho rằng, quan trọng nhất vẫn thuộc về các đơn vị, không có một vùng chung cho toàn diện tích mà cần phải chia từng tiểu vùng để chọn cơ cấu giống cho phù hợp.
Tin, ảnh: Văn Vĩnh
Related posts:
Cao su Đồng Nai: Triển khai hiệu quả, quyết liệt các giải pháp nông nghiệp
Bộ lá chắc khỏe và năng suất cao khi phun phòng, trị bệnh phấn trắng
Chủ động phun phòng bệnh phấn trắng trên vườn cây Tây Nguyên
Danh mục các doanh nghiệp ngành cao su phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2022
Đến năm 2020 khu vực miền núi phía Bắc đạt 32.000 ha cao su
Sản xuất cao su từ cây cúc sa mạc (guayule)
Máy cạo mủ: Kiểm soát được dăm cạo sẽ hiệu quả
Tính bền vững thúc đẩy các liên minh mới trong ngành cao su
Đột phá trong quá trình sinh tổng hợp cao su tự nhiên
"Chủ nhà" Dầu Tiếng ráo riết chuẩn bị