CSVN – Đến nay, kết quả ban đầu của công tác trồng xen trên địa bàn Tây Nguyên đã được VRG khẳng định có triển vọng. Tuy vậy, Ban Quản lý Kỹ thuật (QLKT) VRG cũng chỉ ra những lưu ý đối với các công ty đang tiến hành trồng xen.

Theo đánh giá của Ban QLKT thì trồng xen tại Tây Nguyên hiện đang tiến triển tốt, có triển vọng, khả thi nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn hơn khu vực Đông Nam bộ đối với những cây ngắn ngày, bởi điều kiện đất đai, lao động, địa hình không thuận lợi nên chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ.
Ban QLKT cũng chỉ ra những lợi ích và thế mạnh của việc trồng xen những cây ngắn ngày. Đó là cây trồng ngắn ngày sau khi thu hoạch là nguồn hữu cơ để tấp tủ cho cao su, xác cây còn là nguồn chống xói mòn, cải tạo đất. Về lợi ích kinh tế thì đều mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị lẫn người trồng xen.
Cũng theo báo cáo của Ban QLKT thì các công ty cần phải kiểm soát tốt khoảng cách 1,5 m giữa cây trồng hàng năm (ngắn ngày) với cây cao su theo đúng quy định. Nhất là cây bắp phải được kiểm soát nghiêm về khoảng cách những năm đầu trồng tái canh, vì sự phát triển vượt bậc của nó so với cây cao su trong thời gian đầu.

Bên cạnh đó, Ban QLKT cũng khuyến khích các đơn vị phát triển các loại cây, mô hình trồng xen các loại họ đậu. Đối với cây trồng lâu năm (dài ngày) cần tưới nước như cà phê, tiêu thì chỉ được trồng xen theo thiết kế hàng kép trên những diện tích đảm bảo nguồn nước, cần cân nhắc kỹ đối với những diện tích trồng cây dài ngày mà dùng nguồn nước ngầm.
Xen canh cây trồng dài ngày là mô hình mới, mô hình hàng kép đã được cụ thể hóa bằng quy trình kỹ thuật để phát huy hiệu quả cả cao su và cây trồng xen. Tuy vậy, các đánh giá mới chỉ trong giai đoạn đầu, chưa có tổng thể cho cả chu kỳ cao su và cây trồng xen, cần phải tiếp tục theo dõi để đánh giá ảnh hưởng lâu dài.
Cuối cùng là trồng thảm phủ (trồng cây mucuna). Đây là phương án bắt buộc sau khi kết thúc giai đoạn trồng xen cây ngắn ngày, đối với cây trồng lâu năm có thể thiết lập thêm thảm phủ mucuna giữa hai hàng cao su.
Gia Linh
Related posts:
MDF VRG Kiên Giang: Tiết kiệm 290 triệu đồng/tháng nhờ sử dụng tràm bông vàng sản xuất ván MDF CARB,...
Giữ màu xanh cho rừng: Khởi sắc kinh tế lâm nghiệp
Tận tâm, sáng tạo trong công việc
Chăm sóc cây cao su thời giá bán mủ thấp
Cải tiến máy phun thuốc giá thành thấp, hiệu quả cao
Thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lao động
Bộ lá ổn định nhờ chú trọng phun phòng bệnh phấn trắng
Giảm chi phí, tăng năng suất trong sản xuất bóng thể thao
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến mủ cao su
Cạo D4 thể hiện sự vượt trội