CSVN – Hiệp định Đối tác tự nguyện về tăng cường Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được ký kết vào tháng 10/2018 và có hiệu lực vào ngày 1/6/2019. Đây là Hiệp định có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp chế biến gỗ ngành cao su.

Sau tiến trình đàm phán kéo dài hơn 6 năm Chính phủ Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 19/10/2018. Theo nhận định, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam.
Thực thi Hiệp định này tại Việt Nam trong tương lai sẽ bảo đảm toàn bộ các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và EU, bao gồm cả các sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và các sản phẩm XK, sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Đối tượng chịu ảnh hưởng là các doanh nghiệp (DN) quy mô vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Hiểu được tầm quan trọng và mong muốn các hội viên hiểu rõ những cơ hội và thách thức của Hiệp định này, ngày 28/6, tại TP.HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cùng Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã tổ chức Tập huấn thu thập thông tin giám sát tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

VRG có các công ty tập trung phát triển ngành gỗ đó là: Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng; MDF Kiên Giang; MDF Quảng Trị; Gỗ Tây Ninh; Gỗ Đông Hòa, Gỗ Thuận An; Gỗ Đồng Nai… Khi hiệp định có hiệu lực, đòi hỏi các DN phải thực sự nắm bắt để vận dụng vào hoạt động SXKD.
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, chuyên gia tư vấn kỹ thuật đề xuất khung nội dung và chỉ số giám sát tác động của VPA/FLEGT đối với DN vừa và nhỏ ngành chế biến gỗ ở Việt Nam, đảm bảo gỗ, sản phẩm gỗ ở Việt Nam là hợp pháp, gỗ xuất khẩu sang EU được cấp phép FLEGT. Đó là gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, trang trại, gỗ nhập khẩu, gỗ cao su…
Ông Vũ Thế Thường, đại diện SRD cho biết, Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, đồng thời xác minh xuất khẩu và cấp giấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của VN xuất khẩu sang EU. SRD mong muốn đưa tiếng nói của các DN chế biến gỗ nhỏ và vừa vào quá trình đàm phán và thực thi hiệp định tại VN nói riêng và quản lý, bảo vệ phát triển rừng nói chung.
Theo Bộ NN&PTNT, EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam XK sản phẩm gỗ sang 28 nước của EU, chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời… Những năm gần đây, XK sản phẩm gỗ sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Việt Nam không XK gỗ nguyên liệu sang EU. Tất cả những sản phẩm gỗ xuất sang EU được thực hiện kiểm soát chặt chẽ và không có gỗ tự nhiên.
Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU và các thị trường khác. Thực thi hiệp định, tất cả gỗ và sản phẩm gỗ XK từ Việt Nam sang EU sẽ phải có giấy phép FLEGT. EU đã và đang ký hiệp định với 16 quốc gia. Hiệp định này với Việt Nam là hiệp định thứ 2 tại Châu Á mà EU đã ký kết, sau Indonesia.
MINH TÂM
Related posts:
Cao su Phước Hòa chăm lo tốt lao động nữ
Gỗ Đông Hòa long trọng tổ chức giỗ tổ nghề mộc
Cao su Chư Sê: Phấn đấu khai thác 24.590 tấn mủ cao su từ 2015 - 2020
Khai giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung TW C2/2017
Cao su Kon Tum: Trồng xen toàn bộ diện tích trồng 2013-2015
Phòng Thương mại Campuchia thăm và làm việc với VRG: Thắt chặt hợp tác, mở rộng cơ hội đầu tư
Lãnh đạo VRG thăm, chúc Tết tỉnh Đồng Nai
"Đảng bộ VRG đã thực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện, trực tiếp"
Lãnh đạo Cao su Quảng Nam đối thoại cùng người lao động
Cao su Tân Biên khen thưởng công nhân vượt kế hoạch sản lượng