CSVNO – Ngày 23/3, tại Trung tâm Đào tạo nghề Nông nghiệp – Nông thôn công ty (Đội cao su Ít Ong), Công ty CPCS Sơn La tổ chức khai giảng lớp học khai thác mủ cao su năm 2017 (đợt 2).

Tham dự lớp học có hơn 500 học viên là CN nhân người dân tộc thiểu số thuộc 11 đội sản xuất có diện tích mở cạo năm 2016, 2017 thuộc các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Yên Châu, Mường La, Mai Sơn.
Tại lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ theo đúng quy trình, thời gian cạo và cách chăm sóc cây trong quá trình khai thác để đảm bảo kỹ thuật cạo và đạt năng suất cao nhất. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lớp học còn cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật bảo vệ và quản lý vườn cây sau khi khai thác, để học viên nâng cao nghiệp vụ, nắm vững chuyên môn. Đồng thời còn hướng dẫn cho học viên biết cách phòng ngừa và chữa trị một số dịch bệnh để chăm sóc và bảo vệ vườn cây cao su.
Được biết, nhằm nâng cao kỹ năng khai thác mủ cho CN trồng cây cao su đợt 1, công ty đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su VN đào tạo cho 92 CN trong tháng 1/2017. Sau đợt 2 đào tạo cho hơn 500 CN, công ty sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo đợt 3 cho 300 CN để chọn đủ thợ cho kế hoạch khai thác.

Trong năm 2016, Công ty CPCS Sơn La đã đưa vào khai thác 146 ha, đạt được sản lượng 75 tấn SVR10. Dự kiến vào đầu tháng 4 tới đây, hơn 1.000 ha cây cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đến giai đoạn khai thác mủ.
Dương Hiền
Related posts:
Cao su Bảo Lâm: Sản lượng khai thác vượt so với kế hoạch
Ông Lê Đức Hân giữ chức Bí thư Đảng ủy Cao su Kon Tum
Nhiều phần thưởng hấp dẫn cho các "bàn tay vàng" Cao su Đồng Nai
Cao su Mang Yang khen thưởng 64 tập thể và 112 cá nhân
Bình Dương - Điểm hấp dẫn để VRG đẩy mạnh đầu tư khu công nghiệp
Cao su Mang Yang phấn đấu khai thác vượt 10% kế hoạch sản lượng năm 2022
Công ty CPCS Đồng Nai-Kratie tập huấn khai thác mủ
Hiệu quả từ 2 phong trào thi đua tiêu biểu
Công nhân ưu tú Nguyễn Song Hoành: 9 năm liền hoàn thành sớm kế hoạch sản lượng
"Hội thi Bàn tay vàng là nét đẹp văn hóa đặc trưng của ngành cao su Việt Nam"