CSVNO – Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) và VRG, Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế đã được hoàn thành cuối tháng 6/2018 và in ấn vào đầu tháng 7/2018.
Xem toàn bộ Sổ tay tại đây:
[download-attachment id=”44577″ title=”Dowload Sổ tay quản lý rừng”]>> Sắp xuất bản Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững
Sổ tay cung cấp những kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống quản lý rừng bền vững tuân thủ các yêu cầu của chứng chỉ rừng quốc tế cho các chủ rừng cao su, là những doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được quyền sử dụng đất để phát triển rừng cao su, có mong muốn được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong đó, 10 nguyên tắc về yêu cầu thực tế đối với doanh nghiệp hoặc chủ rừng cao su là có đầy đủ bằng chứng chứng minh: Sự tuân thủ luật pháp Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng đăng ký; Quyền và trách nhiệm sử dụng đất và rừng lâu dài; Cam kết thực hiện quản lý rừng cao su theo Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng đăng ký; Đảm bảo các hoạt động không có tác động tiêu cực đến môi trường và có kế hoạch cải thiện môi trường; Đánh giá và duy trì sự đa dạng sinh học cũng như rừng có giá trị bảo tồn cao trong vùng dự án;
Đảm bảo tất cả quyền lợi của người lao động theo luật định và theo Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng đăng ký; Tôn trọng quyền hợp pháp và quyền theo phong tục của cộng đồng dân cư, đóng góp tích cực cho cộng đồng trong vùng dự án cao su; Có phương án quản lý rừng với hệ thống các mục tiêu và kế hoạch tối thiểu cho một chu kỳ kinh doanh, đảm bảo quản lý rừng cao su bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; Tham vấn các bên liên quan về việc quản lý rừng cao su của chủ rừng; Thực hiện việc giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý rừng cao su theo mục tiêu và kế hoạch về kinh tế, xã hội và môi trường.
Các bằng chứng cho mỗi yêu cầu được mô tả chi tiết và cụ thể trong Sổ tay để giúp chủ rừng cao su có thể tự đánh giá tiềm năng và những mặt cần phấn đấu bổ sung để trở thành chủ rừng cao su phát triển bền vững và được cấp chứng chỉ khi đăng ký.
Đây là một trong chuỗi hoạt động của VRA cùng với các hội viên, bao gồm VRG thể hiện sự nỗ lực triển khai kế hoạch hành động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của vùng trồng cao su.
Các đơn vị, cá nhân có thể trích dẫn, sao chép tài liệu này (từ trang tin tapchicaosu.vn, trang web VRA, VRG) nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích phi thương mại mà không cần xin phép cơ quan xuất bản, tuy nhiên, cần ghi rõ nguồn trích dẫn theo hướng dẫn trong Sổ tay.
HOA TRẦN
(Ban Tư vấn phát triển ngành cao su – VRA)
Related posts:
Nông trường 1 thắng áp đảo thi Bàn tay vàng Cao su Tây Ninh Siêm Riệp
VRG khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
VRG khai trương Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào
8 chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT VRG
Vinh danh các giải thưởng
Ra quân trồng mới 200 ha cao su tại Mường Tè, Lai Châu
Cao su Sa Thầy về đích sớm 44 ngày nhờ thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ
Ông Yim Chhayly - Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia biểu dương những đóng góp nổi bật của VRG
Năng suất vườn cây Cao su Bà Rịa - Kampong Thom đạt 2,15 tấn/ha
Tranh tài quyết liệt trong ngày hội lớn