CSVNO- Ngày 28/6, tại TP.HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cùng Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững tổ chức Tập huấn thu thập thông tin giám sát tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Theo VRA, sau tiến trình đàm phán kéo dài hơn 6 năm Chính phủ Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với Liên minh Châu Âu (EU) vào tháng 10/2018 và Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.
Thực thi Hiệp định này tại Việt Nam trong tương lai sẽ bảo đảm rằng toàn bộ các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và EU, bao gồm cả các sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và các sản phẩm xuất khẩu là các sản phẩm hợp pháp và các đối tượng chịu ảnh hưởng là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Chính vì vậy, cần thực hiện việc giám sát và báo cáo tác động của VPA/FLEGT đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chế biến gỗ để công bố đến Ủy ban thực hiện chung giữa Chính phủ Việt Nam và EU và đề xuất giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực.


Để đạt được mục tiêu này, VRA phối hợp với Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SRD) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu thập thông tin giám sát tác động và hiểu thêm về Hiệp định VPA/FLEGT.
Tham gia buổi tập huấn, gồm các học viên đến từ các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến gỗ như: Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng, MDF Kiên Giang, Công ty CP Công nghiệp & XNK Cao su, Cty Chế biến XNK gỗ Tây Ninh, Cty chế biến gỗ Đông Hòa, gỗ Thuận An, Cty CP chế biến Gỗ Đồng Nai, gỗ Lộc Ninh, gỗ Đồng Phú, Cao su Trường Phát, đại diện dự án HAWA…

Nội dung chương trình, các học viên được nghe ông Nguyễn Việt Dũng, chuyên gia tư vấn kỹ thuật trình bày đề xuất khung nội dung và chỉ số giám sát tác động của VPA/FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành chế biến gỗ ở Việt Nam. Ông Vũ Thế Thường, đại diện Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SRD) giới thiệu tổng quan tiếp cận và hợp tác giám sátg – đánh giá tác động của thực hiện VPA-FLEGT tại Việt Nam; Giới thiệu dự thảo bộ chỉ số giám sát tác động của VPA-FLEGT đối với DNVVN; Cơ chế phối hợp thực hiện giám sát tác động của VPA-FLEGT giữa các hiệp hội và VNGO-FLEGT; Giới thiệu biểu mẫu khảo sát thông tin giám sát tác động VPA-FLEGT đối với DNVN ngành công nghiệp gỗ Việt Nam…

Tại buổi tập huấn, các học viên được chia thành từng nhóm để thảo luận và nêu câu hỏi, chính kiến, những thắc mắc của mình cho giảng viên. Thảo luận chung về khung nội dung giám sát; Thảo luận nhóm về dự thảo bộ chỉ số giám sát tác động đối với DNVVN; Thảo luận nhóm, góp ý hoàn thiện biểu mẫu khảo sát thông tin giám sát tác động…
Đây là buổi tập huấn được các doanh nghiệp đánh giá cao và đều mong muốn có nhiều buổi tập huấn để cho các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn nữa.
MINH TÂM – ẢNH: VŨ PHONG
Related posts:
Cao su Krông Buk đề ra 9 giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022
Khai mạc lớp tập huấn Xây dựng ranh giới hiện trạng sử dụng đất
Cao su Quảng Nam quyết tâm hoàn thành 3380 tấn mủ năm 2020
8 kiến nghị của ngành cao su
"VRG là điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết 30 và Kết luận 82 của Bộ Chính trị"
Cao su Đồng Phú tuyên dương 23 gia đình tiêu biểu
VRG ủng hộ 210 triệu đồng cho Quỹ học bổng tỉnh Bình Phước
Chủ tịch HĐQT VRG Trần Công Kha phát biểu tại Kỳ họp thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào
KCN Tân Bình tặng nhiều phần quà có ý nghĩa cho CNLĐ dịp Tết cổ truyền
Sôi nổi hội thi bàn tay vàng cấp nông trường