CSVN – Phóng viên Tạp chí Cao su VN vừa qua đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, về những nỗ lực của VRG trong chương trình phát triển bền vững.

PV: Thưa giáo sư, ông đánh giá thế nào về việc VRG đang tích cực đẩy mạnh việc thực hiện quản lý rừng bền vững?
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung: Theo tôi VRG đang đi đúng hướng, vì Tập đoàn không chỉ lấy lợi nhuận từ việc khai thác cao su mà còn quan tâm, chú trọng đến xã hội và môi trường.
VRG đã nhận thức sâu sắc về giá trị của việc xuất khẩu các sản phẩm mình làm ra với thế giới, vì thế trước đây VRG đã triển khai làm ngay các chứng chỉ quản lý rừng cho một số nông trường cao su ở miền Đông Nam bộ.

PV: Để sớm đạt được các mục tiêu về quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng thì VRG và các công ty thành viên cần làm những gì?
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung: Trong vấn đề này thì có 3 mặt trận. Mặt trận thứ nhất là về pháp lý, có nghĩa là đất đai phải hợp pháp, công nhân (CN) lao động phải hợp pháp, mức sống, thu nhập phải trên trung bình so với các doanh nghiệp khác ở địa phương. Đối với mặt trận này, tôi nghĩ VRG không ngại vì thời gian qua VRG là một trong số những doanh nghiệp hàng đầu, tiên phong và được Nhà nước nêu gương trong việc này.
Hai mặt còn lại, là ngoài việc phát triển kinh tế thì còn vấn đề xã hội. Thường CN cao su là CN Nhà nước. Ở đây, doanh nghiệp Nhà nước có đội ngũ kỹ sư, có tổ chức Công đoàn và hàng năm người lao động được đào tạo, tập huấn về giống, trồng rừng, bảo vệ rừng và cả về công tác chế biến… nên mặt bằng về mặt kiến thức, trình độ nhận thức của người lao động cao hơn doanh nghiệp khác. Do vậy đây cũng là lợi thế.
PV: Thưa giáo sư, lợi ích và giá trị kinh tế mang lại cho các đơn vị trong việc được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững này như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung: Điều này tùy thuộc vào thị trường. Nhà nước không thể nào khẳng định được cái này, nhưng Nhà nước có thể khẳng định được là khi cả thế giới hưởng ứng thì lợi ích kinh tế rất cao. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Đối với những trách nhiệm này thì VRG làm rất tốt.
PV: Trân trọng cảm ơn giáo sư!
VĂN VĨNH (THỰC HIỆN)
Related posts:
Cao su Tây Ninh: Giá thành giảm, lợi nhuận tăng
Cao su Mang Yang: Tọa đàm kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành
VRG sẽ ký hợp tác với Đại học Nông Lâm
Cụm I Campuchia: Nhiều giải pháp vượt khó hoàn thành kế hoạch
Cao su Bà Rịa tặng quà Xuân yêu thương cho công nhân khó khăn
Nông trường Trần Văn Lưu thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng
Cao su Bình Long: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất
Cao su Bình Long khen thưởng 2 nông trường hoàn thành kế hoạch
Ra mắt Cơ sở dữ liệu gỗ hợp pháp Việt Nam
Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Chỉ huy quân sự Gia Lai và 4 công ty cao su