CSVN – Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia vừa làm việc với Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia (CARDI), Viện Nghiên cứu Cao su Campuchia (CRRI) để yêu cầu CRRI cung cấp giống ghép cao su mới hiệu quả để cải thiện sản xuất.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia yêu cầu CRRI phải chịu trách nhiệm bảo vệ ngành sản xuất cao su của Campuchia trước các tác động của thị trường và biến đổi khí hậu. Họ phải nghiên cứu thị trường quốc tế để có thể đảm bảo giá cả tăng và lợi nhuận ổn định.
Campuchia hiện dành 404.578ha đất để trồng cao su, 78% trong số đó được khai thác để lấy mủ và phần còn lại được sử dụng để trồng và duy trì các cây mới.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cũng dự định thành lập một bảo tàng cao su ở tỉnh Tbong Khmum. Bảo tàng cũng sẽ là nơi đặt cơ sở nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra đồn điền cao su Chup của huyện Tbong Khmum ở xã Chiro II – nơi có gần 500 cây có tuổi đời hơn một thế kỷ – nên được đăng ký là tài sản di sản quốc gia. Đồn điền cao su Chup được thành lập vào năm 1922 bởi một công ty địa phương tên là Campagnie du Cambodge, trồng cao su trên gần 17.000ha đất nhượng quyền. Hiện có 477 cây ban đầu vẫn còn nên cần bảo tồn.

Q.K (theo phnompenhpost.com)
Related posts:
Doanh thu xuất khẩu cao su Campuchia tăng lên 77 triệu USD
Hội thảo ngành cao su năm 2025: Xu hướng giá và cơ hội thị trường toàn cầu trong bối cảnh EUDR
Giá trị xuất khẩu cao su của Thái đạt hơn 4 tỉ USD
Hà Lan tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam
Kerala (Ấn Độ): Giá tăng nhưng người trồng cao su không vui
Cơ hội cho cao su mở rộng thị trường
Khai mạc 3 triển lãm thương mại quốc tế
Ấn Độ đưa dừa, cao su vào bảo hiểm cây trồng
"Vựa cao su" Đông Nam Á chật vật không đáp ứng đủ nhu cầu khiến giá cao su tăng vọt
Tăng cường mối quan hệ thân thiện với khách hàng